Tham khảo các bài liên quan:
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
BÍ KÍP TẠO ĐỘNG LỰC ÔN IELTS 8.0
Thảo luận nhóm (Group discussion) là kỹ năng vừa giúp bạn phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên. Bài viết hôm nay sẽ mách bạn những kĩ năng cần thiết nhất, giúp bạn luôn thành công trong những buổi thảo luận nhóm tiếng Anh.
1. Chuẩn bị (Prepare)
Nếu bạn biết trước chủ đề nào sẽ được thảo luận, bạn cần phải chuẩn bị trước rất nhiều thứ. Bạn nên đọc kỹ chủ đề (read round the topic) để chắc chắn chủ đề chính cần thảo luận là gì và quyết định xem mình sẽ giữ vai trò gì trong nhóm thảo luận? Nếu bạn có thể tìm được đoạn băng hay video bằng tiếng Anh để minh họa, hãy chắc chắn rằng mình đã nghe và xem kỹ đoạn băng đó. Bạn cũng cần tìm các từ vựng liên quan đến chủ điểm thảo luận (do some vocabulary research around the topic) để giúp mình có đủ tự tin nói về nó. Liệt kê thành danh sách các danh từ, động từ và tính từ mà bạn nghĩ sẽ rất hữu ích cho buổi thảo luận và thực hành phát âm các từ đó. Trên Internet có rất nhiều từ điển online có thể giúp bạn việc này.
2. Lắng nghe (Listen)
Có thể nói đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi làm việc theo nhóm. Các thành viên trong nhóm cần phải biết lắng nghe ý kiến của nhau (listen to each other). Bên cạnh đó , “lắng nghe” chứ không đơn thuần chỉ là “nghe” vậy nên nó đòi hỏi bạn phải biết cách tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi (respond) bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói ngay cả khi ý kiến đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bạn. Theo suy nghĩ chủ quan của nhiều người kỹ năng này nghe có vẻ khá đơn giản nhưng thực chất việc thực hiện nó một cách hiệu quả lại không dễ dàng vì nó cần một sự tập trung cao độ và cũng chính nó là bước đầu tiên có thể quyết định thành công của buổi thảo luận nhóm .
3. Đừng tỏ ra mình vượt trội (Don't dominate)
Nhiều người thường có ý nghĩ sai lầm rằng phải nói thật nhiều thì mới tỏ ra là mình góp sức cho buổi thảo luận hiệu quả. Thực tế, không phải vậy. Bạn nên nhớ chất lượng quan trọng hơn nhiều so với số lượng (quality is more important than quantity): nói cách khác, bạn nói gì quan trọng hơn là bạn nói bao nhiêu (what you say is often much more important than how much you say). Nếu bạn cho người khác cơ hội để nói lên ý tưởng của họ, và sau đó bạn sẽ đánh giá ý tưởng đó một cách lịch sự và thông minh (respond with a polite, intelligent comment), bạn sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ phía các thành viên khác.
4. Tôn trọng (respect)
Đây cũng là một kỹ năng quan trọng và cần thiết cho quá trình làm việc nhóm. Là một thành viên trong nhóm bạn cần tôn trọng ý kiến của những người cộng sự thông qua việc động viên, giúp đỡ và cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Hơn thế nữa, bạn phải hiểu rằng chỉ khi bạn biết tôn trọng ý kiến của người khác thì họ mới tôn trọng ý kiến của bạn. Chẳng hạn nếu một thành viên đưa ra một ý tưởng thì những người còn lại cần xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc về khả năng thực hiện ý tưởng đó, có như thế thì buổi thảo luận nhóm mới thực sự hữu ích và đạt được hiệu quả .
5. Dự phòng những ý tưởng (Back up your points)
Nếu bạn đưa ra một ý tưởng về chủ điểm đang được thảo luận, có thể các thành viên khác sẽ yêu cầu bạn phải giải thích về ý tưởng đó. Bạn có thể bảo vệ ý tưởng (support your idea) của mình bằng nhiều cách: đưa ra các thông tin (providing facts), các bằng chứng xác thực (statistics) để chứng tỏ được những điểm tối ưu trong ý tưởng của mình, hoặc có thể dẫn ra những nhận định của các chuyên gia (by quoting expert opinion), lấy ví dụ từ những kinh nghiệm của bản thân (by referring to your own experience) hay đơn giản chỉ là giải thích tại sao bạn lại nói vậy (simply by explaining why you said what you said). Hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị thật kỹ để bảo vệ những gì bạn sẽ nói và tránh nói những vấn đề không liên quan ('empty' points).
6. Học một số cấu trúc hữu ích (Learn some useful phrases)
Có một số cấu trúc hữu ích bạn có thể “bỏ túi” cho những giờ thảo luận nhóm.
Ví dụ:
Agreeing: You're absolutely right about that. (Diễn tả sự đồng ý: Về quan điểm này thì bạn hoàn toàn đúng).
Disagreeing: I'm sorry, I don't see it that way at all. (Diễn tả sự không đồng ý: Mình xin lỗi, mình thấy cách đó không phải là cách hay).
Interrupting: Sorry, do you mind if I say something here? (Ngắt lời: Xin lỗi, cho mình ngắt lời ở đây được không?)
Dealing with interruptions: Could I just finish what I'm saying? (Úng phó khi bị ngắt lời: Cho mình nói nốt được không?)
Asking for an explanation: Would you mind telling us what exactly you mean by that? (Muốn người khác giải thích: Bạn có thể vui lòng giải thích chính xác ý của bạn là gì?)
Asking for more information: Would you mind saying a little bit more about that? (Hỏi thông tin: Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề đó được không?).
Adding more information: Another point I'd like to make is... There are many more phrases you can learn and use to help you feel more confident in discussions. (Thêm thông tin: Một điểm nữa mà mình muốn trình bày là….)
7. Hãy lịch sự! (Be polite!)
Hai từ “argue” và “discuss” trong tiếng Anh mang ý nghĩa khác nhau. Các bạn nên nhớ đây là buổi “thảo luận” chứ không phải là “tranh luận”, nhiều người tỏ thái độ tức giận hay cư xử một cách thô lỗ thậm chí quát tháo hay hùng hổ khi thảo luận. Bạn cần phải hết sức bình tĩnh (stay calm) và lịch sự (polite), thậm chí cho dù bạn có rất nhiều ý tưởng về chủ đề đang được thảo luận, hãy sử dụng những từ mang tính chất lịch sự và tôn trọng như: please, thank you, I'd like to... May I...? Would you mind...?
8. Ghi chú (Take/make notes)
Bạn nên có một chiếc bút và một tờ giấy nhỏ. Hãy ghi ra bất cứ từ, ý tưởng quan trọng hoặc bổ ích (jot down any useful or important words or ideas) trong hoặc sau khi thảo luận.
9. Nói thật rõ ràng (Speak clearly)
Hầu hết chúng ta thường bỏ qua một vài lỗi ngữ pháp (forgive a few grammar mistakes) khi nói chuyện bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu kiên nhẫn khi không hiểu ai đó nói gì vì họ nói quá nhanh (talking far too quickly), quá chậm hay phát âm của họ kém (poor pronunciation). Chính vì thế muốn để người khác hiểu những gì bạn đang nói, bạn nên thực hành phát âm và tập nói cho thật rõ ràng và tự tin. Nếu bạn cần chút thời gian để suy nghĩ (need time to collect your thoughts), bạn nên nói những câu như Hmmm... just let me have a minute to think about this (Hừm…….hãy cho mình một phút về vấn đề này).
10. Hãy thư giãn! (Relax!)
Hãy nhớ đây là một buổi thảo luận chứ không phải là một trận đấu (competition), đây là cơ hội để bạn chia sẻ ý tưởng trong một môi trường tích cực (share ideas in a positive environment). Nếu bạn thấy thoải mái, bạn sẽ cảm thấy tự tin và hào hứng thảo luận và cách tốt để bạn cảm thấy thoải mái đó là hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi thảo luận (prepare for it!). Chuẩn bị thật tốt về kiến thức và tâm lí sẽ giúp buổi thảo luận trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng sẽ đỡ mất nhiều thời gian để tìm từ vựng, ý tưởng và có thời gian cho việc lắng nghe các thành viên khác trong nhóm. Hãy nói chậm rãi, rõ ràng, và đừng quá lo lắng về những lỗi ngữ pháp nhỏ và đừng quên chú ý lắng nghe để còn nêu ý kiến đóng góp cho nhóm.
6. Học một số cấu trúc hữu ích (Learn some useful phrases)
Có một số cấu trúc hữu ích bạn có thể “bỏ túi” cho những giờ thảo luận nhóm.
Ví dụ:
Agreeing: You're absolutely right about that. (Diễn tả sự đồng ý: Về quan điểm này thì bạn hoàn toàn đúng).
Disagreeing: I'm sorry, I don't see it that way at all. (Diễn tả sự không đồng ý: Mình xin lỗi, mình thấy cách đó không phải là cách hay).
Interrupting: Sorry, do you mind if I say something here? (Ngắt lời: Xin lỗi, cho mình ngắt lời ở đây được không?)
Dealing with interruptions: Could I just finish what I'm saying? (Úng phó khi bị ngắt lời: Cho mình nói nốt được không?)
Asking for an explanation: Would you mind telling us what exactly you mean by that? (Muốn người khác giải thích: Bạn có thể vui lòng giải thích chính xác ý của bạn là gì?)
Asking for more information: Would you mind saying a little bit more about that? (Hỏi thông tin: Bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề đó được không?).
Adding more information: Another point I'd like to make is... There are many more phrases you can learn and use to help you feel more confident in discussions. (Thêm thông tin: Một điểm nữa mà mình muốn trình bày là….)
7. Hãy lịch sự! (Be polite!)
Hai từ “argue” và “discuss” trong tiếng Anh mang ý nghĩa khác nhau. Các bạn nên nhớ đây là buổi “thảo luận” chứ không phải là “tranh luận”, nhiều người tỏ thái độ tức giận hay cư xử một cách thô lỗ thậm chí quát tháo hay hùng hổ khi thảo luận. Bạn cần phải hết sức bình tĩnh (stay calm) và lịch sự (polite), thậm chí cho dù bạn có rất nhiều ý tưởng về chủ đề đang được thảo luận, hãy sử dụng những từ mang tính chất lịch sự và tôn trọng như: please, thank you, I'd like to... May I...? Would you mind...?
8. Ghi chú (Take/make notes)
Bạn nên có một chiếc bút và một tờ giấy nhỏ. Hãy ghi ra bất cứ từ, ý tưởng quan trọng hoặc bổ ích (jot down any useful or important words or ideas) trong hoặc sau khi thảo luận.
9. Nói thật rõ ràng (Speak clearly)
Hầu hết chúng ta thường bỏ qua một vài lỗi ngữ pháp (forgive a few grammar mistakes) khi nói chuyện bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu kiên nhẫn khi không hiểu ai đó nói gì vì họ nói quá nhanh (talking far too quickly), quá chậm hay phát âm của họ kém (poor pronunciation). Chính vì thế muốn để người khác hiểu những gì bạn đang nói, bạn nên thực hành phát âm và tập nói cho thật rõ ràng và tự tin. Nếu bạn cần chút thời gian để suy nghĩ (need time to collect your thoughts), bạn nên nói những câu như Hmmm... just let me have a minute to think about this (Hừm…….hãy cho mình một phút về vấn đề này).
10. Hãy thư giãn! (Relax!)
Hãy nhớ đây là một buổi thảo luận chứ không phải là một trận đấu (competition), đây là cơ hội để bạn chia sẻ ý tưởng trong một môi trường tích cực (share ideas in a positive environment). Nếu bạn thấy thoải mái, bạn sẽ cảm thấy tự tin và hào hứng thảo luận và cách tốt để bạn cảm thấy thoải mái đó là hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi thảo luận (prepare for it!). Chuẩn bị thật tốt về kiến thức và tâm lí sẽ giúp buổi thảo luận trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng sẽ đỡ mất nhiều thời gian để tìm từ vựng, ý tưởng và có thời gian cho việc lắng nghe các thành viên khác trong nhóm. Hãy nói chậm rãi, rõ ràng, và đừng quá lo lắng về những lỗi ngữ pháp nhỏ và đừng quên chú ý lắng nghe để còn nêu ý kiến đóng góp cho nhóm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét