Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cấu trúc, cách dùng và dấu hiện nhận biết thì hiện tại đơn

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả


01> Cách dùng thì hiện tại đơn trong tiếng anh

Thì hiện tại đơn (The simple present) là một thì rất quan trọng trong tiếng Anh và được dùng thường xuyên để diễn tả :

Thì hiện tại đơn dùng để chỉ thói quen hằng ngày:

  • They drive to the office every day. Hằng ngày họ lái xe đi làm.
  • She doesn't come here very often. Cô ấy không đến đây thường xuyên.
  • The news usually starts at 6.00 every evening. Bản tin thường bắt đầu vào lúc 6 giờ.
  • Do you usually have bacon and eggs for breakfast? Họ thường ăn sáng với bánh mì và trứng phải không?

Thì hiện tại đơn dùng để chỉ 1 sự việc hay sự thật hiển nhiên:

  • We have two children. Chúng tôi có 2 đứa con.
  • Water freezes at 0° C or 32° F. Nước đóng băng ở 0° C hoặc 32° F.
  • What does this expression mean? Cụm từ này có nghĩa là gì?
  • The Thames flows through London. Sông Thames chảy qua London.

Sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình:

  • Christmas Day falls on a Monday this year. Năm nay giáng sinh rơi vào ngày thứ Hai.
  • The plane leaves at 5.00 tomorrow morning. Máy bay cất cánh vào lúc 5 giờ sáng ngày mai.
  • Ramadan doesn't start for another 3 weeks. Ramadan sẽ không bắt đầu trong 3 tuần tới.
  • Does the class begin at 10 or 11 this week? Lớp học sẽ bắt đầu sẽ ngày 10 hay 11 tuần này vậy?
Thì hiện tại đơn dùng để chỉ suy nghĩ và cảm xúc tại thời điểm nói (Tuy những suy nghĩ và cảm xúc này có thể chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài chúng ta vẫn dùng thì hiện tại đơn chứ không dùng hiện tại tiếp diễn.)
  • They don't ever agree with us. Họ chưa bao giờ đồng ý với chúng ta.
  • I think you are right. Tôi nghĩ anh đúng.
  • She doesn't want you to do it. Cô ấy không muốn anh làm điều đó.
  • Do you understand what I am trying to say? Anh có hiểu tôi đang muốn nói gì không thế?

02> Cấu trúc của thì hiện tại đơn

Câu khẳng định: S + V(s/es) + (O)
Nếu chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít ( He, She, it) thì thêm s/es sau động từ (V)
Vd :
+ I use internet everyday.
+ She often goes to school at 7 o’ clock.
Câu phủ định: S + do not/don't + V + (O)
S + does not/doen't + V + (O)
Vd :
I don’t think so
She does not like it
Câu nghi vấn: (Từ để hỏi +) Do/does + S + V + (O)?

Vd: What does she do ?
(Từ để hỏi +) Don't/doesn't + S + V + (O)?
Vd: Why don’t  you study Enghlish ?
(Từ để hỏi +) Do/does S + not + V + (O)?
Vd: Why does she not goes to beb now ?

03> Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn

1. Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả những sự việc mà bạn thường xuyên làm, hoặc thói quen của bạn ở hiện tại. Ví dụ: I go to school every day.
2. Một số dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn:
  • Câu với chữ “EVERY”: Every day (mỗi ngày), every year (mỗi năm), every month (mỗi tháng), every afternoon (mỗi buổi trưa), every morning (mỗi buổi sáng), every evening (mỗi buổi tối)…
  • Câu với chữ :  Once a week (một lần 1 tuần), twice a week (2 lần một tuần), three times a week (ba lần một tuần), four times a week (bốn lần một tuần), five times a week (5 lần một tuần), once a month, once a year…
  • Câu với những từ sau: always, usually, often, sometimes, never, rarely…
LƯU Ý: Khi chủ từ là số nhiều hoặc là I, WE, YOU,THEY, thì động từ ta giữ nguyên.
  • Ví dụ 1: I go to school every day.
  • Ví dụ 2: Lan and Hoa go to school every day. ( Lan và Hoa là 2 người vì vậy là số nhiều)
Khi chủ từ là số ít hoặc là HE, SHE, IT thì ta phải thêm “S” hoặc “ES” cho động từ. Với những động từ      tận cùng là o, s, sh, ch, x ,z, ta thêm “ES”, những trường hợp còn lại thêm “S”. Ví dụ: watch → watches, live → lives
Riêng động từ tận cùng bằng “Y” mà trước ý là một phụ âm thì ta đổi “Y” thành “I” rồi thêm ES. Ví dụ: study → studies, carry → carries, fly → flies.

Những phương pháp giúp bạn nâng cao khả năng nghe tiếng anh

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả



Nâng cao khả năng nghe tiếng Anh: Giống như các kĩ năng khác, nghe đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức tiếng Anh. Nếu nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp của mình.
Học nghe ngay từ đầu: Khi học một ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen dần với các âm của ngôn ngữ đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó trong từ điển.
Nghe đi nghe lại một nội dung: Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một ý kiến rất hay. Hãy chọn một đoạn băng thú vị và nghe nhiều lần. Phải chắc chắn là bạn có thể nghe được từng từ trong đó. Trong lúc nghe, cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn. Sau đó nhớ lại và tập nói lại các câu đó, cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói. Một lúc sau bạn sẽ nhận thấy các từ và cụm từ trên băng đã trở thành một phần của chính bạn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các câu của riêng mình. Khả năng phát âm và nghe hiểu của bạn chắc chắn cũng sẽ khá lên.
Nghe hàng ngày: Cố gắng luyện nghe chút ít mỗi ngày. Lựa chọn tốt nhất là luôn mang theo một cái máy nghe MP3. Như thế bạn có thể nghe khi bạn ngồi trên xe buýt đến trường hay cơ quan, hoặc nghe lúc đi dạo. Hãy thu vào đĩa CD những đoạn băng tiếng Anh yêu thích rồi cài sẵn vào máy CD MP3 của bạn bất cứ khi nào bạn đi đâu.
Xác định nghe cái gì? Tìm những bài nghe vừa dễ hiểu lại vừa có ý nghĩa với bạn. Lựa chọn tài liệu về những chủ đề bạn thích. Phải đảm bảo là giọng người nói nghe dễ hiểu. Bằng cách này bạn sẽ thích được nghe và mong đợi được nghe mỗi ngày. Các bạn sao không thử nghe tin tức trên thế giới bằng tiếng Anh nhỉ? Đây là một cách rất hữu hiệu để luyện tập nghe thực tế (Authentic listening). Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn để luyện nghe trên mạng. Bạn cũng có thể chỉnh sóng đài hay mở tivi chương trình BBC World Service hoặc kênh CNN.

Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh

Kỹ năng nghe là một yếu tố chính trong giao tiếp hiệu quả. Học nghe các âm thanh dễ dàng nhưng nó đòi hỏi nhiều năng lượng thần kinh và kỹ năng. Đối với người mà tiếng anh không phải là tiếng mẹ đẻ thì nghe có thể là rất khó. Các kỹ năng nghe được phát triển tới một mức độ cao bằng cách nghe ngôn ngữ và có khả năng bắt chước và tái tạo lại các âm đã nghe. Nghe thì giống như cơ bắp trong não mà có thể phát triển theo quá trình thực hành phù hợp.
Cách chọn nguồn học tiếng anh: Chọn nguồn học mà bạn nghe dễ hiểu bằng tiếng Anh.Trong một ngày, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện truyền thông khác nhau. Cả nguồn điện tử và nguồn cá nhân đều quan trọng cho việc học nghe. Đài phát thanh, CDs, video, truyền hình và các đàm thoại cá nhân tất cả đều giúp xây dựng kỹ năng nghe. Tối đa hóa thời gian bạn nghe tiếng Anh bằng việc sử dụng tai nghe với iPod, đài phát thanh nhỏ, hoặc laptop cho những phút rảnh rỗi trong ngày khi bạn đang đợi những cuộc hẹn khác.
Khi bạn nghe, hãy tập trung về chủ đề chính. Hãy nhận biết và đoán nội dung. Nếu bạn đang nghe trận bóng chày trên đài phát thanh bạn sẽ có khung tham khảo để hiểu từ bạn nghe. Các thuật ngữ như “pop up” trong bóng chày có nghĩa khác với “pop up” trên máy tính. Khi tra từ điển các từ “pop up” thì bạn sẽ không tìm được nghĩa phù hợp. Trong buổi hòa nhạc bạn nghe người thông báo nói về những người hâm mộ “rushing the stage”, cụm từ này có nghĩa khác với “rushing for a first down” trong đá bóng hoặc “rushing to the supermarket.”
Hãy hình dung họ đang nói gì khi bạn nghe tiếng anh: Trong khi bạn nghe thì hãy hình dung họ đang nói gì. Hãy tạo hình ảnh các đồ vật và hành động trong đầu. Rồi để người nói tô màu các đồ vật với các tính từ và làm sống động với những hình ảnh bạn nghe. Hãy tập trung vào các khái niệm thay vì các từ cụ thể như vậy đầu của bạn sẽ hấp thụ các nghĩa từ nhanh hơn và tích lũy nội dung trong bộ nhớ tốt hơn. Đừng để các từ không quen thuộc làm bạn sao lãng khỏi toàn bộ ý nghĩa của thông điệp. Hãy giả vờ âm thanh lớn làm gián đoạn việc nghe của bạn và bạn phải đi theo phần mà bạn đã nghe và hiểu. Sau đó quay lại và điền từ vào chỗ trống. Có thể hoặc không cần thiết hiểu từ để hiểu toàn bộ thông điệp. Nếu bạn phải hiểu thì bật lại bài đối thoại hoặc đặt câu hỏi về những gì bạn đã nghe nếu thông điệp nghe vẫn còn được phát sóng.
Hãy ghi lại những từ mới khi bạn nghe tiếng anh: Hãy ghi lại các từ mới, các cụm từ và định nghĩa vào sổ tay ngân hàng từ của bạn. Thường xuyên ôn lại từ vựng đã học từ các bài đối thoại trước và các từ trong các tình huống mới. bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra nghe và học tiếng anh dễ dàng đến dường nào khi bạn có chiến thuật nghe hiểu. Nếu các nguồn học của bạn hoàn toàn không quen thuộc với bạn thì hãy chọn đề tài mà bạn có kiến thức trước đó và tiếp tục nâng cao tới các bài khó hơn như vậy vốn từ của bạn sẽ tăng.

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

Những lý do khiến bạn thất bại trong việc học tiếng anh

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả


7 Lý do khiến bạn học tiếng Anh thất bại

Việc học một ngôn ngữ mới là điều rất khó khăn và có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Nhưng có thể giao tiếp hiệu quả một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ là điều quan trọng, đặc biệt là đối với người làm việc trong môi trường quốc tế hoặc những người học tập và sinh sống ở nước ngoài. Một trong những ngôn ngữ phổ biến được nói nhiều nhất trên thế giới hiện nay là tiếng Anh. Với lý do này mà tiếng Anh giao tiếp trở nên vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, tiếng Anh có thể trở nên khó khăn cho rất nhiều người học. Chỉ đơn giản là cách phát âm s, es kết thúc ở một vài từ cũng khiến người học phải vật lộn với ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này. Bạn có thể vượt qua được thử thách này một cách dễ dàng bằng cách tránh một vài lỗi thường gặp dưới đây.
1. Không đọc và nói tiếng Anh thường xuyên: Practice makes perfect – có công mài sắt, có ngày nên kim. Chắc chắn bạn đã biết đến thành ngữ phổ biến này phải không? Việc học mà không gắn với thực hành sẽ khiến bạn phải đối mặt với sự thất bại. Hãy tập trung vào học từ mới mỗi ngày và luyện tập kỹ năng tiếng Anh của mình, hoặc tích cực đọc sách báo tiếng Anh cũng như luyện nói hàng ngày. Những hoạt động này sẽ giúp bạn cảm thấy học ngoại ngữ trở nên thoải mái, tự tin hơn nhiều đấy. Hãy nhớ rằng, nếu có điều gì khó khăn trong quá trình luyện tập, điều đó có nghĩa là bạn cần phải thực hành thường xuyên hơn. Bằng tất cả nỗ lực của bản thân luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng tiến tới đích.
Những lý do khiến bạn thất bại trong việc học tiếng anh

Những lý do khiến bạn thất bại trong việc học tiếng anh

2. Không giao tiếp với người bản ngữ thường xuyên: Mặc dù bạn sẽ muốn có những đột phá học tiếng Anh giao tiếp trong thời gian ngắn, nhưng bạn cần bắt mình học tập trong một lịch trình khắc nghiệp. Bạn cần đưa ra những bước tiến hành học một cách quyết đoán, rõ ràng bằng việc tìm một nhóm người nước ngoài mà họ kết bạn với người bản ngữ để luyện tập.  Nói thường xuyên sẽ giúp bạn có cách học tiếng Anh hiệu quả hơn, nhanh hơn và giúp bạn nắm bắt được cách làm thế nào để duy trì một cuộc hội thoại thay vì chỉ  trông chờ vào sách vở.
3. Không thúc đẩy bản thân: Học một ngoại ngữ mới có thể rất khó, đăc biệt khi  bạn học ngôn ngữ được toàn thế giới sử dụng như tiếng Anh. Nó rất dễ khiến bạn nản trí nếu nó không thể thích ứng trong khả năng của bạn. Đừng từ bỏ. Bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng tiến bộ nhanh. Tập trung vào những điều mà bạn học sẽ quan trong hơn việc tập trung vào những cái mà bạn không thể nhớ.
4. Sử dụng tài liệu kém chất lượng, không hiệu quả: Việc học một ngoại ngữ mới là đủ khó khăn rồi, vì vậy bạn không cần khiến nó trở nên khó khăn hơn bằng cách sử dụng những tài liệu được thiết kế một cách nghèo nàn đâu. Để có thể nói trôi chảy tiếng anh, một ý kiến tốt nhất có thể làm là đầu tư vào những tài liệu có chất lượng. Công cụ này sẽ giúp ban học tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn đấy!
5. Quên lý do vì sao bạn phải học ngôn ngữ này: Có một vài điều chắc hẳn là khi ép buộc mình vào một lý do để học tốt ngoại ngữ sẽ giúp bạn có động lực học hơn rất nhiều. Nếu bạn giữ được những lý do này trong tâm trí trong suốt quá trình học tiếng Anh, điều này có thể thúc đẩy và tạo động lực cho bạn.
6. Thiết lập những mục tiêu quá cao: Bạn sẽ không thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy chỉ trong 1 tháng luyện tập. Đơn giản vì nó không thể là sự thực. Mặc dù thiết lập những mục tiêu cao là một điều tốt để hoàn thành mục tiêu của bản thân, nhưng điều này cũng sẽ phản tác dụng và khiến bạn hầu như mất dần đi niềm tin của mình. Khi không thể đạt được đạt được mục tiêu, bạn sẽ chán nản và từ bỏ nó. Thay vào đó, hãy tập trung vào những mục tiêu mà có thể đạt được và những thành công này cần đi trên một chặng đường dài với tất cả nỗ lực của bạn chứ không thể một sớm một chiều. Sự lạc quan này sẽ làm bạn học tiếng Anh với nhiều đam mê hơn.
7. Cách học nhàm chán: Khi bạn không còn hứng thú với việc học tiếng Anh, tốt nhất nên dừng việc học lại. Kết hợp những cách học thú vị gắn liền với cuộc sống hàng ngày của bạn  ví dụ như xem phim, online với bạn bè, các hoạt động xã hội hoặc bất cứ cách nào khác làm cho việc sử dụng tiếng Anh thú vị hơn. Bằng những cách này sẽ giúp bạn vận dụng những kiến thức học được một cách nhanh hơn cùng với kỹ năng ngôn ngữ của mình và sẽ giúp bạn đến con đường thành công.

Những cách học tiếng anh hiệu quả dành cho người mất căn bản:

Vấn đề là nếu học tiếng Anh như một người mới bắt đầu, bạn sẽ rất băn khoăn và không biết mình nên thực hành thế nào. Bạn có nên xem các clip dạy học tiếng Anh cho người mới bắt đầu không? Thêm vào đó, bạn cần cố gắng nói tiếng Anh thật nhiều với bạn bè? … Đó là những lời khuyên tốt cho bạn nhưng bạn biết không, lời khuyên quan trọng nhất chúng tôi muốn nhắn nhủ tới người học là hãy làm tất cả những điều đó theo 1 lịch trình thường xuyên như một thói quen hàng ngày. Đó là cách tốt giúp bạn cải thiện tiếng Anh của bản thân 
Hoặc bạn cũng có thể xem qua về bốn nguyên tắc nếu bạn muốn thông thạo tiếng anh: Bạn có thể theo dõi phân tích chi tiết về bốn nguyên tắc học tiếng anh tại đây.
  • Nguyên tắc 1: Tự học tiếng anh giao tiếp hàng ngày thông qua cách luyện phát âm tiếng anh
  • Nguyên tắc 2: Tự học tiếng anh giao tiếp qua từ vựng
  • Nguyên tắc 3 : Rèn luyện cách tự học tiếng anh giao tiếp qua việc học nói
  • Nguyên tắc 4. Nâng cao kỹ năng nghe tiếng anh giao tiếp hàng ngày

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Cẩm nang ôn thi cấp tốc môn Tiếng Anh

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả

Để tăng khả năng đỗ đại học, đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình ôn luyện thi đại học môn Tiếng Anh, học sinh nên đặt mục tiêu điểm số cụ thể dựa theo năng lực bản thân. Với học lực trung bình thì học sinh cần tập trung vào những phần dễ lấy điểm và chỉ nên đặt mục tiêu 5, 6 điểm. Theo bảng phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Tiếng Anh (2 khối A1 và D1) từ năm 2010 – 2013 cho thấy, các câu hỏi dễ và trung bình chiếm hơn 60% trong đề thi đại học. Vì vậy, để đạt được 5, 6 điểm môn Tiếng Anh đổi với các bạn có học lực trung bình là điều hoàn toàn có thể.
Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng đề cương giúp bạn ôn và luyện thi môn Tiếng Anhdành riêng cho các bạn học lực trung bình đặt mục tiêu đạt 5, 6 điểm sau 45 ngày tổng ôn với định hướng, kế hoạch học tập cụ thể:
  • Ôn tập kiến thức căn bản như Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng thông dụng, chú trọng khắc sâu cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và cụm từ phổ biến.
  • Cung cấp, giải thích những câu hỏi thuộc bài tập dễ và trung bình như bài tập về Ngữ âm, tổng hợp ngữ pháp/từ vựng, tìm từ đồng nghĩa/trái nghĩa, phát hiện lỗi sai giúp khắc sâu kiến thức một lần nữa.
  • Hướng dẫn phương pháp làm những câu dễ trong bài tập khó như Bài tập đọc hiểu và điền từ giúp tối ưu hóa điểm số.
Danh mục kiến thứcPhần được dạyPhần bỏ quaThời gian học
Ngữ âmCách phát âm trong Tiếng AnhKiến thức cơ bản về các âm trong Tiếng Anh và cách phát âm đúng các trường hợp đặc biệtCác qui tắc phát âm chi tiết1 tiết ~ 1 ngày
Cách qui tắc đánh dấu trọng âmCác qui tắc tổng quát về đánh dấu trọng âm và các trường hợp ngoại lệ
1 tiết ~ 1 ngày
Luyện tập trong quá trình học
Danh từ và Đại từCách sử dụng, vị trí, chức năng chính của danh từ và đại từ; các lưu ý liên quan
1 tiết ~ 1 ngày
Cơ sở để làm các bài tập khác
Tính từ, Trạng từ, So sánh của tính từ và trạng từĐịnh nghĩa, vị trí
Các cấu trúc so sánh cơ bản và đặc biệt
Cụm tính từ + giới từ; ngữ tính từ
Các trạng từ thường gặp
Phân loại tính từ, trạng từ
Qui tắc cấu tạo tính từ, trạng từ
Ngữ trạng từ
2 tiết ~ 2, 3 ngày
Luyện tập trong quá trình học, cơ sở để làm các bài tập khác
Thì của động từ trong Tiếng AnhBản chất, cấu trúc cơ bản, cách phân biệt các thì trong Tiếng AnhChi tiết từng thì1 tiết ~ 1 ngày
Luyện tập trong quá trình học
Động từ
Sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ
Các loại động từ, dạng thức và chức năng của động từ
Tổng hợp cấu trúc và ý nghĩa.

2 tiết ~ 2, 3 ngày
Luyện tập trong quá trình học
Giới từ, mạo từ và các cụm từ đặc biệt khácCách sử dụng chính các giới từ, mạo từ cơ bản
ổng hợp cấu trúc giới từ thông dụng và ý nghĩa
Định nghĩa, vị trí, chức năng, phân loại, nghĩa của giới từ và mạo từ1 tiết ~ 2 ngày
Luyện tập trong quá trình học

Trích “Cẩm nang ôn thi cấp tốc môn Tiếng Anh”

Khóa học sẽ được chia thành 4 phần chính:

  • Ngữ pháp tiếng anh: dạy lại kiến thức và giúp các bạn nhớ được những kiến thức ngữ pháp cơ bản như cách sử dụng và cấu trúc từ loại đơn giản (thì của động từ, so sánh của tính từ và trạng từ, từ nối…); các loại mệnh đề và giản lược mệnh đề; cấu trúc câu đơn giản)
  • Từ vựng: giúp các bạn nắm được phần từ vựng thông dụng: cụm từ cố định (idiom, phrasal verb…) đã được học trong chương trình phổ thông, cách sử dụng và vị trí của từ loại trong câu.
  • Phương pháp làm bài: hướng dẫn chi tiết các bạn một số phương pháp làm các dạng bài cụ thể như bài phát âm, phát hiện lỗi sai… hay kĩ năng làm những câu dễ trong bài tập khó (Đọc – hiểu, điền từ) để tối ưu hóa điểm số.
  • Luyện tập và luyện đề: luyện tập từng phần kiến thức nhỏ và hệ thống lại. Giúp các bạn nắm đc cấu trúc đề thi đại học, biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào luyện đề.

Căn bản tiếng anh là gì?

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả


Căn bản tiếng Anh là gì? Có lẽ ít ai quan tâm đến vấn đề này, nhưng đây là một câu hỏi cực kỳ quan trọng bạn phải trả lời được nếu muốn giỏi tiếng Anh. Bạn học tiếng Anh từ đầu thì càng cần phải hiểu rõ điều đó.

Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn câu trả lời bên dưới.

Chắc chắn bạn chưa từng biết bất kì ai định nghĩa căn bản tiếng Anh như những điều bạn sắp đọc được dưới đây. Bởi lẽ, tôi không định nghĩa căn bản dựa trên độ khó của bài học, cũng không định nghĩa dựa trên lượng kiến thức, ngữ pháp, từ vựng bạn có khi học tiếng Anh.
Học tiếng anh cho người mới: Căn bản tiếng anh là gì?

Học tiếng anh cho người mới: Căn bản tiếng anh là gì?

Tôi định nghĩa căn bản tiếng Anh dựa trên khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn. Nghĩa là, một người khi sử dụng tiếng Anh ở mức độ cơ bản nhất phải hiểu và làm được những điều cơ bản sau:

Thứ nhất, khi sử dụng tiếng Anh, bạn phải hiểu rõ khi giao tiếp thông điệp gồm đến 3 phần:

  • 7% là từ vựng và ngữ pháp.
  • 38% là cảm xúc ở khoảnh khắc lời nói được thốt ra.
  • 55% là ngôn ngữ cơ thể.
Điều này nói lên một ý nghĩa hết sức quan trọng: "Cho dù bạn giỏi tự vựng và ngữ pháp đến mức nào đi nữa, thì bạn cũng chỉ có thể nắm được 7% thông điệp khi giao tiếp mà thôi”.  
Vậy mà bấy lâu nay khi học tiếng anh, hầu hết chúng ta đều chỉ chăm chăm vào từ vựng và ngữ pháp mà quên đi 93% còn lại. Chỉ khi nào hiểu rõ điều này bạn mới biết cần phải làm gì với tiếng Anh của bạn.
Thứ hai, bạn cần hiểu rõ giao tiếp KHÔNG CHỈ gồm nghe và nói. Nhiều người quá tập trung vào nghe nói. Sai! Giao tiếp còn bao gồm viết và mặt còn lại là đọc nữa.
Bạn nghĩ mình sẽ có bao nhiêu cơ hội gặp mặt và nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài? Và mỗi lần như vậy, bạn nói chuyện được với bao nhiêu người ? Tôi nghĩ là không nhiều lắm. 
Có thêm khả năng viết tốt, bạn có thể trao đổi và truyền tải thông điệp của mình đến toàn thế giới, giao tiếp với hàng ngàn người nước ngoài khác nhau qua email, diễn đàn, facebook, blog… Mặt khác, khi bạn đọc tốt, bạn cũng sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ cực kì hữu ích được thế giới chia sẽ qua những bài viết, sách vở, website…chứ không chỉ qua lời nói.
Bạn cũng cần ghi nhớ rằng: “Mục đích của giao tiếp là giúp hai bên hiểu nhau và cùng tạo được nhiều giá trị hữu ích cho nhau, cho dù bạn sử dụng bất kì hình thức nào, ngôn ngữ nào, kể cả tiếng Việt.
Như vậy, nói chuẩn, nói nhanh là không đủ. Thậm chí lời nói của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu nội dung lời nói không mang lại giá trị hữu ích cho người nghe. Bạn cần chú ý nội dung và cách thức truyền tải lời nói nữa.
Để làm được điều này không khó. Bạn không cần thiết phải sử dụng những từ ngữ hoa mỹ, “đao to búa lớn” hay những cấu trúc ngữ pháp phức tạp, dài dòng. Tất cả những gì bạn cần là:

Sử dụng những mẫu câu đơn giản nhưng truyền tải đầy đủ ý nghĩa, rõ ràng.

Tập trung thể hiện nghĩa bóng bằng những từ ngữ đơn giản mà mình biết thay vì thể hiện dài dòng nghĩa đen bằng cách dịch từng từ. Nếu bạn biết nhiều từ cùng nghĩa, hãy ưu tiên sử dụng những từ ngữ đơn giản, thông dụng.
Sử dụng cấu trúc: mở bài, thân bài và kết bài để tạo tính logic và thuyết phục cho bài nói và bài viết của bạn. Nói tóm lại, có căn bản tiếng Anh không chỉ đơn giản là biết các cấu trúc ngữ pháp tiếng anh, biết bảng chữ cái, biết cách chia thì, làm được 10 điểm bài kiểm tra căn bản tiếng Anh… Một người có căn bản tiếng Anh là người biết làm sao để người ta hiểu được trọn vẹn nghĩa đen và nghĩa bóng thông điệp của mình và khiến cho người nghe sẵn lòng làm cho mình điều mình muốn họ làm. Đó là điều căn bản mà bất kì người nào sử dụng tiếng Anh cũng phải làm được.

Những câu tiếng anh cơ bản

Đây là một số câu tiếng Anh cơ bản sử dụng trong hội thoại hàng ngày, và những cụm từ thường gặp viết trên biển hiệu.
yes
vâng/có
no
không
maybe or perhaps
có lẽ
please
làm ơn
thanks
cảm ơn
thank you
cảm ơn anh/chị
thanks very much
cảm ơn rất nhiều
thank you very much
cảm ơn anh/chị rất nhiều

Dưới đây là các cách trả lời lịch sự khi người khác cảm ơn bạn.

you're welcome
không có gì
don't mention it
không có gì
not at all
không có gì
Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

Sử dụng công nghệ có chọn lọc khi học tiếng anh

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả


Thay đổi tư duy học truyền thống để không sợ nói sai, nói tiếng Anh mọi lúc có thể, thậm chí suy nghĩ bằng tiếng Anh, đồng thời lựa chọn hình thức hỗ trợ phù hợp sẽ “nâng cấp” trình độ Anh ngữ của bạn nhanh chóng đến bất ngờ.

Không biết vẫn phải nói tiếng anh

Tư duy truyền thống “biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe” và “tâm lý số đông” đã khiến người học luôn thiếu tự tin. Bên cạnh đó, tâm lý ngại ngùng sợ bị chế giễu khi nói sai khiến các bạn trở nên dè chừng để luôn luôn “dựa cột mà nghe”, chỉ “thầm thì” ở trong trí óc chứ không phát ra tiếng nói.
Sử dụng công nghệ có chọn lọc khi học tiếng anh online

Sử dụng công nghệ có chọn lọc khi học tiếng anh online

Nếu bạn không luyện tập nói “speak out” tiếng Anh hàng ngày, làm sao bạn có thể biết được trình độ nói tiếng Anh của mình đang ở mức nào, bạn đang sai ở đâu và bạn cần cải thiện về mặt nào?  Tất cả chúng ta ai cũng sẽ mắc lỗi và chúng ta cần những người khác nghe, giúp chúng ta nhận diện lỗi và sửa lại cho đúng. Đối với kỹ năng nói tiếng Anh điều này còn quan trọng hơn rất nhiều vì đó là một kỹ năng, mà đã là kỹ năng, nếu bạn không luyện tập và duy trì luyện tập, nó sẽ trở nên vô dụng.

Rèn luyện thói quen tư duy bằng tiếng Anh

Một tư duy truyền thống khác gây cản trở đến quá trình luyện nói tiếng Anh của bạn đó là “học tiếng anh thông qua tiếng Việt”. Quá trình học tập từ, câu, các kiến thức ngữ pháp, các kỹ năng đọc, nghe... thông qua sự trợ giúp của tiếng Việt đã khiến cho tư duy sử dụng tiếng Anh của bạn trở nên rời rạc và sai lệch.
Các bạn thường bắt đầu một ý nghĩ (thought) bằng tiếng Việt, sau đó “dịch” câu đó sang tiếng Anh rồi mới nói. Chính vì vậy, cách nói tiếng Anh của các bạn chỉ đơn giản là ghép từ với nhau chứ không thể được thể hiện một cách trôi chảy, tự nhiên theo lối tư duy của ngôn ngữ này. Khi học một từ mới nào đó, hãy học nó một cách toàn diện, hãy cố gắng hiểu tất cả các nét nghĩa cũng như cách sử dụng của nó trong các trường hợp khác nhau. Và quan trọng hơn cả, hãy cố gắng luyện tập, ứng dụng các ý nghĩa của nó vào trong câu nói hằng ngày của mình. 

Nếu các bạn thực sự muốn nói tiếng Anh trôi chảy, hãy học những từ và kiến thức cơ bản nhất bằng tiếng Anh. Hãy giảm thiểu tối đa sự can thiệp của tiếng Việt vào cách suy nghĩ cũng như cách diễn đạt ý bằng tiếng Anh của bạn. Khi bạn suy nghĩ theo kiểu “Anh”, cách nói cũng như phản xạ giao tiếp của bạn sẽ trôi chảy và tự nhiên hơn rất nhiều.

Sử dụng công nghệ có chọn lọc khi học tiếng anh

Với sự phát triển của kỹ thuật hiện tại, các bạn có thể tin tưởng rằng không cần phải ra tận nước ngoài mới có thể nói giỏi tiếng Anh. Truyền hình, Internet đang trở thành công cụ đắc lực cho các bạn trong việc tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Tuy nhiên hãy thay đổi tư duy truyền thống “dồn hết tâm trí vào việc học”.  Đừng cố ép mình phải xem hay phải đọc những chương trình, bài báo, mẩu tin của BBC hay CNN nếu bạn chẳng có chút cảm hứng nào. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những bộ phim, những câu chuyện cười, những câu chuyến tiếu lâm bằng tiếng Anh, bất cứ thứ gì mà bạn thấy thú vị. Chỉ có điều đó mới khiến bạn có được sự tập trung và niềm cảm hứng lâu dài.
Phương pháp xem các bộ phim bằng tiếng Anh là phương pháp hết sức hiệu quả bởi chúng không chỉ giúp bạn tăng cường vốn từ vựng, mà còn giúp bạn làm quen với các loại giọng điệu và ngữ điệu của tiếng Anh thực tế “authentic English”. Tuy nhiên, cũng nên có sự chọn lọc các thể loại phù hợp như sitcom, soap opera... hạn chế các bộ phim hành động vì chúng có ít các lời thoại. Intensive English for Communication (IEC) là khóa học giao tiếp tăng cường, giúp học viên rèn luyện kỹ năng và phản xạ giao tiếp trong thời gian ngắn. Khóa học được thiết kế với nhiều cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng anh đều đặn hàng ngày

Tham khảo các bài liên quan:

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả

Thông thường sau 1 tháng, não con nười chỉ còn nhớ khoảng 20% thông tin đã tiếp nhận. Vì vậy phương pháp học là rất quan trọng đối với những môn học cần khả năng ghi nhớ dữ kiện.
Việc học từ vựng cũng cần phải có phương pháp. Bài viết này sẽ giúp bạn tiếp cận được một vài phương pháp học từ vựng tiếng anh nhanh và hiệu quả. 

I - Sự quan trọng của việc học từ vựng đều đặn hàng ngày

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins đã nói rằng "“Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả). Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học.
Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng anh đều đặn hàng ngày

Tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng anh đều đặn hàng ngày

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu tâm lý học người Đức Ebbinghous thì trí não con người sau khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quá trình quên lãng. Quá trình quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%, sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ 28% và cuối cùng sau 1 tháng chỉ nhớ khoảng 20% nên việc kiên trì học và ôn lại từ vựng hàng ngày theo chu kỳ nhất định là một điều hết sức quan trọng trong việc học từ vựng cũng như các môn học cần khả năng ghi nhớ dữ kiện.

II - Các phương pháp học từ vựng tiếng Anh

Trước khi áp dụng các phương pháp dưới đây, bạn cần quyết tâm thực hiện kế hoạch học từ này theo các quy tắc sau:
+ Học đều đặn mỗi ngày ít nhất 3 từ và nhiều nhất 10 từ. Trường hợp ngày nào cần phải học một lượng từ lớn theo bài vở ở lớp, bạn vẫn học bên cạnh 10 từ quy định hàng ngày.
+ Không bỏ một ngày nào, trường hợp ngày không có thời gian cũng dành 10 phút cho 3 từ mới và 5 phút xem lại ôn lại các từ đã học của ngày xa nhất. Ví dụ bạn bắt đầu chiến lược học từ vào ngày 1 tháng 1 2010 thì ngày 10 tháng 1 bạn nên xem lại từ đã học ở ngày 1 tháng 1. 

Sau đây là các phương pháp bạn có thể chọn để thực hiện chiến lược chinh phục từ vựng tiếng Anh

1. Phương pháp 5 bước 7 lần để ghi nhớ khi học từ vựng

Bước 1 : Đọc to với phát âm chuẩn từ mà bạn cần học : Khi chuẩn bị học một từ mới nào đó, bạn nên mở từ điển điện tử như kim từ điển hay từ điển Lạc Việt hoặc cũng có thể chọn từ theo đoạn hội thoại của người bản xứ để nghe và lặp lại chính xác cách phát âm, sau đó đọc to nhiều lần cách phát âm của các từ mà trong danh sách học một ngày của bạn.
Bước 2 : dùng các mẹo như liên tưởng từ có âm gần giống (homophonic method), phân giải từng bộ phận của từ, dùng từng ký tự của từ để ký hiệu hóa từ đang học thành một câu tiếng Việt nhằm nhớ cả spelling(cách đánh vần). Ví dụ : run thì liên tưởng đến chữ run trong tiếng Việt, hoặc cách phân giải từ cho các từ như chalkboard (bảng viết bằng phấn) = chalk (phấn) + board (bảng).v.v...
Bước 3 : Hồi tưởng hai chiều Việt <--> Anh. Nghĩa là đọc từ tiếng Anh nghĩ trong đầu nghĩa tiếng Việt, sau đó đọc từ tiếng Việt nghĩ trong đầu nghĩa tiếng Anh.
Bước 4 : Chuỗi (series) tức thông qua liên tưởng một chuỗi ngữ cảnh có từ đang học để nhớ từ.
Bước 5 : Đặt câu, tức là dùng từ đang học viết thành câu.
+ Cuối cùng là 7 lần ôn lại từ :
  • Lần 1/ Nhìn lại danh sách từ của ngày đó sau 20 phút tính từ lúc học xong.
  • Lần 2/ sau 1 tiếng.
  • Lần 3/ Sau 2 tiếng.
  • Lần 4/ Sau 1 ngày.
  • Lần 5/ Sau 1 tuần.
  • Lần 6/ Sau 1 tháng.
  • Lần 7/ Sau 3 tháng.
Nghĩa là khi lập danh sách từ cho từng ngày, bạn nhớ đánh dấu số thứ tự danh sách rồi sau khi học xong bạn ghi giờ nào và ngày nào ôn lại danh sách nào.

2. Phương pháp tỉ mỉ hóa từ vựng

Phương pháp này dựa theo thuyết tỉ mỉ hóa thông tin trong quá trình xử lý thông tin của não bộ đã được nêu trong bộ môn tâm lý giáo dục. Bao gồm các mẹo như sau :
Thị giác hóa từ vựng : nghĩa là bạn gắn cho từ đang học một hình ảnh nào đó. Nếu từ đó là danh từ chỉ sự vật thì đương nhiên là dễ, nếu từ là động từ, hoặc tính từ thì đòi hỏi sự sáng tạo của chính bạn. Ví dụ : obesity (béo phì) thì chữ ob đầu nhìn như người bụng bự, béo ú.v.v...
Hoặc bạn cũng có thể chia từ thành hai phần và liên kết nghĩa để giải thích tỉ mỉ từ đó. Ví dụ : lineage (huyết thống) = line (đường vạch) + age (thế hệ, tuổi tác) = huyết thống là đường nối các thế hệ trong gia đình .v.v... Sử dụng mindmap (sơ đồ ý) để vẽ sơ đồ các từ có nghĩa liên quan.

3. Phương pháp học theo đặc tính ngôn ngữ

Sử dụng các tiếp vĩ ngữ hoặc tiếp đầu ngữ để học từ phái sinh. Ví dụ : co- : cùng nhau, hợp sức --> coworker (đồng nghiệp), collaborate (cộng tác)... Học từ và liên tưởng đến từ đồng nghĩa cũng như trái nghĩa của từ đó (nếu có)

Một vài mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tiếng anh nhanh hơn:

1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 - 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói "xạo".
2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!
3.Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí "đạt kiện tướng" (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card(dùng tờ giấy loại namecard)mang theo khi rảnh
xem qua.
4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải "note" vào ngay.
5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là từ điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng,..