Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS
1. Làm quen
Chào các ấy,
Tớ thuộc dạng chim non em chã, tức là ngoài học ra chả biết làm gì nên tớ chỉ tập trung nói về cái tớ hay tìm hiểu (tức là tiếng Anh) thôi nhé. Ấy nào muốn đàm đạo về người mẫu, hotgirl, chính trị, kinh tế vĩ mô hay bổ đề cơ bản xin mời ra uống trà chanh Nhà Thờ hoặc vào blog của bác Thích Học Toán để tự thỏa mãn. Còn nếu các ấy có nhu cầu tìm hiểu, trao đổi về các phương pháp học tiếng Anh thì hãy tiếp tục, tớ sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ. À, các ấy có chiêu gì hay thì nhớ chỉ tớ với nhé, vì tớ cũng giống lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, cứ gặp cao thủ võ lâm là lập tức dập đầu bái sư ngay.
Thôi, gọn nhất, các ấy cứ gọi tớ là Sứt hoặc Cu Sứt hay Bé Sứt cũng được. Hôm nay Sứt sẽ bắt đầu bằng loạt bài: “Làm thế nào để học và sử dụng từ vựng tiếng Anh hiệu quả”. Loạt bài viết của mình chia thành các phần:
Phần 1: Giới thiệu – làm quen – đặt vấn đề – trình bày hoàn cảnh – blah blah blah…
Phần 2: Tẩy não – giúp các bạn hiểu được cần phải học bao nhiêu từ, cái gì cần tập trung ghi nhớ, cái gì nên lướt, cần học trong hoàn cảnh nào, quá trình tiếp nhận từ như nào, quên nhớ ra sao,…
Phần 3: Các bước tiếp nhận từ vựng – giới thiệu và thực hành các bước để chuyển một từ vựng từ mới toe thành hiểu, nghe và nhận thức được
Phần 4: Chuyển một từ ở trạng thái bị động sang trạng thái chủ động như thế nào
Phần 5: Giữ gìn và mở rộng, làm giàu vốn từ của bạn
Phần 6: Học lỏm những phương pháp học từ vựng độc đáo của các cao thủ
Phần 7: Sử dụng công nghệ và mạng xã hội trong học từ vựng
Phần 8: Tâm lý và phép điều chỉnh tâm lý khi học từ vựng
2. Khởi động
Phần 2: Tẩy não – giúp các bạn hiểu được cần phải học bao nhiêu từ, cái gì cần tập trung ghi nhớ, cái gì nên lướt, cần học trong hoàn cảnh nào, quá trình tiếp nhận từ như nào, quên nhớ ra sao,…
Phần 3: Các bước tiếp nhận từ vựng – giới thiệu và thực hành các bước để chuyển một từ vựng từ mới toe thành hiểu, nghe và nhận thức được
Phần 4: Chuyển một từ ở trạng thái bị động sang trạng thái chủ động như thế nào
Phần 5: Giữ gìn và mở rộng, làm giàu vốn từ của bạn
Phần 6: Học lỏm những phương pháp học từ vựng độc đáo của các cao thủ
Phần 7: Sử dụng công nghệ và mạng xã hội trong học từ vựng
Phần 8: Tâm lý và phép điều chỉnh tâm lý khi học từ vựng
2. Khởi động
Từ là thành phần cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ, vậy nhưng chú nào cũng kêu rằng từ vựng là món “khoai” nhất trong học ngoại ngữ. Cái này thì Sứt đồng ý nhiệt liệt. Tớ rất hâm mộ Brian Tracy và tác phẩm “Eat that frog” của ông ý. Đại khái là cái gì khó nhằn nhất – làm trước. Vậy nên đây là lý do tớ bắt đầu khai trương blog này với loạt bài về từ vựng. À mà tính Sứt nhí nhố nên viết nghiêm túc không được, ấy nào thích cái kiểu cười cười tưng tửng thì hãy đọc nhé.
3. Xưa nay ta học từ như thế nào
Từ tận thời cụ Chu Văn An thì biệt đội trẻ trâu nhà ta đã ra rả “thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn…”, rồi đến học giả Đào Duy Anh hàng ngày đi bộ lên thư viện Tràng Thi tra 3, 4 chục đầu mục chữ Tàu để đọc Tam quốc, hay Bác Hồ viết lên tay mười từ mỗi sáng, rồi mới đây có bác Nguyễn Lân Dũng vừa tra từ điển vừa học vi sinh vật (theo lời bác kể), hay các nhóc tì từ tuổi đeo khăn đỏ đến thanh niên quá tuổi lột khăn, tất cả đều phải chiến đấu với thử thách mang tên “từ mới”.
Phương pháp kể ra cũng có hàng tỉ loại: có đồng chí lập sổ tay hai mặt: từ một phía – nghĩa một phía giống chơi như đầu đít, cũng có chú le te học Tây viết lên sticky dán kín đặc tường toilet để ngày nào cũng thấy, cô nọ thì ngồi hì hục cắt vài chục cái flash cards rồi đút túi vừa đi vừa nhẩm (có lần bị lẫn với vé gửi xe), cậu kia lại chắp tay sau lưng học các bác lãnh đạo tập thuyết trình cứ há mồm lên trời nhải đi nhải lại, rồi này thì sơ đồ tư duy, này thì thiền định, v.v…Có nhiều người thành công (tớ biết ít nhất mỗi phương pháp một người), nhưng đa số (giống tớ) đều dẫn đến một trong hai khả năng: 1) đầu tư rất nhiều nhưng kết quả không tương xứng, hoặc 2) vòng luẩn quẩn: học -> quên tiệt -> học -> quên tiệt -> chán -> bỏ cuộc.
Bạn thấy đấy, học từ cũng có kẻ thành người bại. Bạn mà học từ vựng thành công (cỡ nghe Obama sụt sịt mà vẫn hiểu) thì không cần đọc tiếp làm gì. Còn nếu chưa? Theo mình, lý do quan trọng nhất là thiếu một thái độ và chiến lược tiếp cận đúng.
Quan điểm cá nhân: học từ vựng tiếng Anh, cũng như đánh trận, bạn mà không biết cần học bao nhiêu từ thì cũng như không biết địch có bao nhiêu quân. Bạn mà không biết từ nào cần đầu tư học để sử dụng cho bằng được, từ nào chỉ lướt lướt thôi thì cũng như không biết đâu là điểm nóng trận địa. Bạn mà không biết nên làm giàu vốn từ kiểu gì, theo hướng nào thì cũng giống như tuyển thanh niên nhập ngũ bắt ra trận rồi lùa hết bộ đội vào đồn địch, không có kế hoạch tác chiến, kiểu gì cả lũ cũng “die”. Thế nên, dù bạn đã học được rất nhiều từ hay mới lẹt phẹt dăm ba chữ, câu đầu tiên cần phải hỏi mình đó là: cần học những gì?
Chỉ một số ít những người học ngoại ngữ được hỏi biết những điều cơ bản về học từ, cũng như trong quân đội chỉ có 1% được làm tướng, số còn lại phải vác pháo và đào hầm.
Vậy, điều đầu tiên là phải có những kiến thức về việc học từ của bạn đã. Các vấn đề đó bao gồm:
Những nguồn tiếp nhận từ vựng hiện nay: giúp bạn biết được từ vựng đến từ đâu
Số lượng từ vựng ảnh hưởng như nào đến hiểu biết về ngôn ngữ: giúp bạn biết học bao nhiêu từ và những từ nào là đủ để chém với Tây được
Mức độ nắm bắt hay trạng thái từ vựng trong CPU (não) của bạn: giúp bạn hiểu được đâu là vốn từ thực sự của mình và từ nào bạn đã rõ, từ nào vẫn còn lơ mơ
Vốn từ vựng chủ động và bị động: giúp bạn hiểu rõ cấu trúc vốn từ của mình để có chiến lược phát triển phù hợp
Nhớ và quên: tìm hiểu xem ta tiếp nhận (ghi nhớ) và quên từ như thế nào
Kiểm tra vốn từ hiện nay của bạn
Chiến lược chung để học từ: đưa ra chiến lược cơ bản giúp bạn tập trung vào học những từ gì, dồn sức vào đâu
Tags: luyen thi ielts; hoc ielts; de thi ielts; phương pháp học tiếng anh hiệu quả
Số lượng từ vựng ảnh hưởng như nào đến hiểu biết về ngôn ngữ: giúp bạn biết học bao nhiêu từ và những từ nào là đủ để chém với Tây được
Mức độ nắm bắt hay trạng thái từ vựng trong CPU (não) của bạn: giúp bạn hiểu được đâu là vốn từ thực sự của mình và từ nào bạn đã rõ, từ nào vẫn còn lơ mơ
Vốn từ vựng chủ động và bị động: giúp bạn hiểu rõ cấu trúc vốn từ của mình để có chiến lược phát triển phù hợp
Nhớ và quên: tìm hiểu xem ta tiếp nhận (ghi nhớ) và quên từ như thế nào
Kiểm tra vốn từ hiện nay của bạn
Chiến lược chung để học từ: đưa ra chiến lược cơ bản giúp bạn tập trung vào học những từ gì, dồn sức vào đâu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét