Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Kinh nghiệm học tiếng Anh của nhà phiên dịch nổi tiếng – Lara Lomubus

Tham khảo các bài liên quan:
Tiếng anh giao tiếp
Khoá học IELTS Writing

[Q&A] Cải thiện kĩ năng nói cơ bản


 Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi tiếng của Hungari. Trải qua nhiều năm mày mò học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Italy, Ba Lan… được tôn xưng là kỳ tài ngoại ngữ.
Vì để hồi đáp lại những bức thư thỉnh nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh nghiệm học tiếng Anh phong phú của bản thân – nó sẽ rất có ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.
kinh nghiem hoc tieng anh
Ảnh minh họa

1- Kiên trì học tiếng Anh giao tiếp từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút.
Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2 – Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học tiếng Anh.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3 – Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
 4 – Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5 – Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6 – Học tiếng Anh giao tiếp, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện.

Đọc báo, tạp chí, sách tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoại.

7 – Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8 – Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên “vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học tiếng Anh.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công.

Bí quyết giúp bạn ghi nhớ trật tự tính từ trong tiếng Anh

Tham khảo các bài liên quan:
Tiếng Anh trẻ em
Khoá học IELTS Speaking

IELTS Writing Task 2 - Các chủ đề thường gặp


Trật tự tính từ trong tiếng Anh giao tiếp có những quy tắc riêng khiến cho người học gặp khó khăn khi sử dụng đặc biệt khi có nhiều tính từ liền nhau. Hôm nay mình sẽ hệ thống hoá các quy tắc này giúp các bạn ghi nhớ và sử dụng chúng một cách dễ dàng
Chúng ta nói a fat old lady, nhưng lại không thể nói an old fat lady, a small shiny black leather handbag chứ không nói là a leather black shiny small handbag. Vậy các trật tự này được quy định như thế nào?
1. Tính từ về màu sắc (color), nguồn gốc (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose) thường theo thứ tự sau:
Màu sắc (color)
Nguồn gốc (origin)
Chất liệu (material)
Mục đích (purpose)Danh từ (noun)
red
Spanish
leather
riding
boots
a
brown
German
beer
mug
an
Italian
glass
flower
vase2. Các tính từ khác ví dụ như tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length) và chiều cao (height) …thường đặt trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích .
Ví dụ:
a round glass table (NOT a glass round table) (Một chiếc bàn tròn bằng kính).
a big modern brick house (NOT a modern, big brick house) (Một ngôi nhà lớn hiện đại được xây bằng gạch)3. Những tính từ diễn tả sự phê phán (judgements) hay thái độ (attitudes) ví dụ như: lovely, perfect, wonderful, silly…đặt trước các tính từ khác.
Ví dụ:
a lovely small black cat. (Một chú mèo đen, nhỏ, đáng yêu).
beautiful big black eyes. (Một đôi mắt to, đen, đẹp tuyệt vời)
Nhưng để thuộc các qui tắc trên thì thật không dễ dàng, Global Education xin chia sẻ một bí quyết hữu ích (helpful tips) giúp các bạn có thể ghi nhớ tất cả những quy tắc phức tạp đó. Thay vì nhớ một loạt các qui tắc, các bạn chỉ cần nhớ cụm viết tắt: “OpSACOMP”, trong đó:
Opinion – tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…
Size – tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…
Age – tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ: old, young, old, new…
Color – tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….
Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese,American, British,Vietnamese…
Material – tính từ chỉ chất liệu . Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…
Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng.
Ví dụ khi sắp xếp cụm danh từ
a /leather/ handbag/ black
Ta thấy xuất hiện các tính từ:
- leather chỉ chất liệu làm bằng da (Material)
- black chỉ màu sắc (Color)
Vậy theo trật tự OpSACOMP cụm danh từ trên sẽ theo vị trí đúng là: a black leather handbag.
Một ví dụ khác: Japanese/ a/ car/ new/ red / big/ luxurious/
Bạn sẽ sắp xếp trật tự các tính từ này như thế nào?
- Tính từ đỏ (red) chỉ màu sắc (Color)
- Tính từ mới (new) chỉ độ tuổi (Age)
- Tính từ sang trọng (luxurious) chỉ quan điểm, đánh giá (Opinion)
- Tính từ Nhật Bản (Japanese) chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Origin).
- Tính từ to (big) chỉ kích cỡ (Size) của xe ô tô.
Sau khi các bạn xác định chức năng của các tính từ theo cách viết OpSACOMP, chúng ta sẽ dễ dàng viết lại trật tự của câu này như sau: a luxurious big new red Japanese car.
Hi vọng helpful tips trên sẽ thật sự hữu ích với các bạn trong việc ghi nhớ trật tự các tính từ. Giờ thì hãy cùng thực hành một bài tập nhỏ dưới đây, và đừng quên công thức đồng hành “OpSACOMP” của chúng ta các bạn nhé!Exercise: Write these words in the correct order.
(Sắp xếp lại trật tự các từ sau)grey / long / beard / a
flowers / red / small
car / black / big / a
blonde / hair / long
house / a / modern / big / brick
Key:
a long grey beard
small red flowers
a big black car
a long blonde hair
a big modern brick house
Bạn hãy học thuộc bài thơ này nhé:
in my nice big flat
there’s an old round box
for my green Swiss hat
my my wooly walking stocks
1.opinion
2.size
3.age
4.shape
5.color
6.country
7.material
8.purpose

6 nguyên tắc thiết thực để để học tiếng Anh một cách nhanh chóng

Tham khảo các bài liên quan:
Tiếng Anh giao tiếp
Khoá học IELTS nâng cao

BÍ QUYẾT LUYỆN THI IELTS PHẦN READING


Có phải các bạn đã được trì hoãn việc học Tiếng Anh giao tiếp trong nhiều năm? Bạn chỉ còn một hoặc hai tháng để ôn luyện? Bạn đang chuẩn bị cho một kỳ thi hay phải thuyết trình tại công ty? Bạn đang tìm kiếm một công việc mới ? Hay định đi ra nước ngoài để bắt đầu một cuộc sống mới ?
Dường như có quá nhiều lý do nhưng chúng thực sự tồn tại. Đôi khi chúng ta bị rơi vào tình huống mà chúng ta phải học tiếng Anh một cách nhanh chóng. Vậy phải làm thế nào? Có thể học tiếng Anh một cách nhanh chóng và hiệu quả không? Câu trả lời là có.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên thiết thực về những gì bạn có thể làm nếu tình huống này xảy ra với bạn .

1. Trước hết , đừng hoảng sợ.

Không ích gì đâu. Hãy lập một kế hoạch giúp bạn sử dụng thời gian có sẵn một cách hiệu quả nhất .
Hãy thực tế . Bạn không thể học tiếng Anh trong hai hoặc ba tháng nhưng bạn có thể cải thiện rất nhiều trong thời gian đó. Bạn có thể kích hoạt những kiến thức thụ động mà bạn sẵn có. Bạn có luyện tập lại những kiến thức đó, có thể làm mới những gì bạn đã học mấy năm trước. Bạn có thể tập trung học từ vựng cơ bản để tồn tại ở nước ngoài hoặc chỉ để vượt qua một kỳ thi.

2 . Tập trung.

Bạn chỉ ôn luyện những thứ thực sự cần thiết. Nếu là một cuộc phỏng vấn xin việc, hãy cùng phỏng vấn vơi một gia sư mỗi ngày. Nghĩ ra những gì bạn có thể bị hỏi trong tình huống cụ thể. Bạn không thể học tất cả mọi thứ nhưng bạn có thể chuẩn bị cho một tình huống cụ thể.

3 .Giành thời gian cho Tiếng Anh nhiều nhất có thể.

Học tiếng Anh mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây. Ăn Tiếng Anh. Ngủ Tiếng Anh. Đừng lãng phí một phút nào. Nếu bạn lười biếng , bạn có thể không đạt được mục tiêu của bạn .

4 . Trừ khi bạn cần phải học Tiếng Anh phổ thông, sẽ tốt hơn nếu bạn học với một gia sư có thể tập trung vào những gì bạn thực sự cần.

Một khóa học với nhiều sinh viên có thể rẻ hơn nhưng bạn sẽ không có cơ hội để nói như khi học với gia sư riêng. Hơn nữa, trong một khóa học được lên kế hoạch trước bạn sẽ không thể được học theo nhu cầu riêng của bạn như với gia sư.

5 . Sử dụng công nghệ.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 và có rất nhiều lợi thế và giải pháp mới mà chúng ta có thể tận dụng. Bạn có thể tải tài liệu từ trên mạng. Bạn có thể tải văn bản nghe và từ điển vào smart phone của bạn. Bạn có thể có những bài học trực tuyến và thậm chí tiết kiệm thời gian đi lại để tập trung học tiếng Anh. Hãy tân dụng triệt để công nghệ.

6 . Đừng bao giờ thất vọng.

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy học mãi mà không tiến bộ. Vấn đề này luôn luôn là một phần của quá trình học ngôn ngữ . Nếu bạn tập trung tối đa vào việc học Tiếng Anh bạn sẽ tiến bộ rất nhiều. Hiển nhiên là vậy. Và đừng bao giờ nghi ngờ điều đó. Vì vậy, hãy nghĩ về mục tiêu của bạn mỗi ngày và làm tốt nhất có thể. Dù gì thì bạn cũng không thể làm gì hơn.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Tại sao bạn chưa giỏi tiếng Anh?

Vì muốn giỏi tiếng Anh, bạn “cày” ngày đêm với các chồng sách cao ngất, đăng ký học các lớp học tại các trung tâm ngoại ngữ…nhưng kết quả cuối cùng bạn vẫn thấy nản chí vì học chẳng vào. Vậy đâu là lý do khiến bạn học tiếng Anh mãi mà chưa giỏi?
1 . Bạn rất sợ khi phải nói tiếng Anh?
Một nhược điểm lớn nhất của người học là rất sợ mỗi khi phải nói tiếng Anh. Nên nhớ rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi giao tiếp với người nước ngoài chắc chắn dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ. Điều quan trọng là không ngại nói và biết cách học sau mỗi lần mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh
Kinh nghiệm của những người học giỏi tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh. Vậy môi trường học tiếng Anh là gì? đơn giản là một môi trường mà bạn có thể đọc, nghe tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú bằng tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy? Bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...Bằng các cách này, ngày nào bạn cũng học được một vốn từ vàcấu trúc kha khá mà không cảm thấy quá vất vả như ngồi ghi ghi chép chép.
3. Chưa xác định cách học phù hợp
Gần đây Global Education nhận được rất nhiều thư từ các bạn học viên, phàn nàn về việc mình đã học rất chăm chỉ mà tại sao vốn tiếng Anh vẫn không khá hơn được. Học ngoại ngữ là cả một quá trình tu luyện, yếu tố “chăm chỉ” rất quan trọng nhưng xác định cho mình một cách học phù hợp mới là yêu tố quyết định. Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình yêu thích.
Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh, nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng tiếng Anh, sưu tầm các hình ảnh có phụ đề bằng tiếng Anh hoặc đọc các tạp chí bằng tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh….và sẽ còn rất nhiều cách học riêng mà các bạn có thể chọn để phù hợp với mình nhất thay vì học theo lối mòn truyền thống là ghi chép và học thuộc lòng.
4. Nối mạng để học tiếng Anh? Chưa cần thiết!
Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong mọi lĩnh vực và cả việc học ngoại ngữ cũng không phải là một điều xa lạ. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không nối mạng? Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người chọn cách học tiếng Anh qua mạng thay vì đến các lớp trực tiếp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website học tiếng Anh trực tuyến hữu dụng để học ngữ pháptừ vựngphát âm và thậm chí cả tiếng Anh giao tiếp….
5. Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống.
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: Friend, work, love, family…
Động từ và danh từ đi liền kề: earn money, do homework vv…
Động từ kép: to grow up, to turn on, to take care vv...
Ngữ cố định: according to me, in my point of view, by the way…
Ngữ có giới từ: in summer, at mealtime, in January, in 2009 …
6. Chào thua “sự kiên trì”
Học ngoại ngữ không giống nhiều các môn học khác đó là rất cần sự kiên trì. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi người khác nói “không thể làm được”. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu và bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ này lúc nào không hay.
Khắc phục và tự hoàn thiện những yếu điểm này, bạn sẽ thấy để “giỏi tiếng Anh” cũng không đến nỗi quá xa so với sức của mình. Chúc các bạn luôn tự tin và sớm thành công!

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 

“Nói đúng” tiếng Anh

Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thể giới. Nếu phát âm chính xác thì không những có lợi cho việc biểu đạt tư tưởng, nâng cao hiệu quả giao tiếp mà còn giúp người học “nói đúng” tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học tốt ngữ âm tiếng Anh?
Ngữ âm tiếng Anh và ngữ âm tiếng Việt có rất nhiều sự khác biệt.
Do vậy chúng ta cần phân biệt rõ những sự khác biệt đó. Nhiều người mới học có thói quen dùng tiếng Việt để ghi âm tiếng Anh. Ví dụ, họ ghi âm table là “thây bờ”, student là “sờ tiu đừn”, bag là “béc”. Nhiều từ tiếng Anh có cách đọc khác nhau nhưng do được ghi âm bằng tiếng Việt nên người học không thấy có sự khác biệt nào cả, chẳng hạn ghi âm các từ whyvà white là “goai”, các từ birthbirdbus là “bớt”… Nếu không loại bỏ thói quen xấu này thì việc học tiếng Anh sẽ không hiệu quả. Trong tiếng Anh, có rất nhiều âm không có ở tiếng Việt, thí dụ như các âm gió. Vì vậy, người học cần nắm vững hệ thống kí hiệu phiên âm tiếng Anh để ghi lại cách đọc của các từ tiếng Anh một cách chính xác. Trong giai đoạn đầu cách tốt nhất là bạn hãy nghe nhiều, bắt chước nhiều cho tới khi bắt chước được thật đúng mới thôi.
1. Tập một thói quen học tiếng Anh tốt.
Trong việc học tiếng Anh không nên hạn chế việc luyện tập ngữ âm trong các từ đơn, câu đơn mà còn phải luyện tập ngữ âm trong cả đoạn nữa. Ban đầu có thể là những bài tập đơn giản như:
Fat cat on a mat
Trap rat in a hat
Bad cat don’t do that!
Rồi sau đó nâng cao dần bằng các bài luyện âm dài và khó hơn.
Cần phải nghe ngữ âm của những người ở các lứa tuổi khác nhau. Nghe nhiều, mò mẫm nhiều, bắt chước nhiều nhằm tăng thêm khả năng thích ứng. Nhưng cần lưu ý phải rèn luyện thói quen nghe thật chuẩn rồi mới được bắt chước.
Tự mình tổng kết các quy luật và quy tắc phát âm. Trong thời gian mới bắt đầu học, sau khi học được một số từ đơn cần kịp thời tự tổng kết các quyi luật ngữ âm, thử đọc trước các từ đơn, đối chiếu với phù hiệu ngữ âm, với cách đọc của giáo viên. Tiếp đó đem so sánh với những điều học được trong sách hay trong những lời giảng của giáo viên. Thí dụ phân biệt cách đọc nguyên âm trong âm tiết mang trọng âm và không mang trọng âm ra sao, khi nào thì đọc chữ a là /a/ và /e/…Cứ thế dần chuyển từ cảm tính nâng cao tới lý tính, người học sẽ nhớ được sâu sắc, nhớ được lâu các quy tắc phát âm đồng thời nâng cao năng lực bản thân.

2. Luyện tập ngữ âm trong hoạt động thực tế.

Nhiều người thắc mắc tại sao mình đã học được ngữ âm rồi mà vẫn không giao tiếp tốt. Nhiều khi nghe một câu đơn giản cũng không hiểu và không nói được. Nguyên nhân không phải do học ngữ âm không tốt mà do chưa luyện tập nghe và làm quen với khẩu ngữ. Do đó, cách tốt nhất là nên tham gia vào hoạt động giao tiếp với thầy cô, bạn bè, đồng nghiêp, người bản xứ, nghe băng, xem ti vi, tham gia các hoạt động tiếng trên lớp, tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh… Có như vậy mới dần dần hiểu được lời người khác nói, đồng thời mới diễn đạt ý tưởng của mình bằng tiếng Anh thật lưu loát, đạt tới mục đích giao tiếp.

3. Chú ý tới các hiện tượng ngữ âm: trọng âm, tiết tấu, ngữ điệu, đồng hóa…

Trong tiếng Anh trọng âm đóng một vai trò rất lớn. Có cả trọng âm từ và trọng âm câu. Trọng âm từ giúp người nghe phân biệt các từ tiếng Anh một cách dễ dàng. Ví dụ, có rất nhiều người nghe không thể phân biệt hai từ chỉ số đếm là fifteen và fifty. Có một cách rất đơn giản giúp ta nhận biết được đó là khi đọc fifteen thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, fifty thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Trọng âm câu giúp ta phân biệt được dụng ý của người nói. Ví dụ ta có câu sau: She’s a beautiful girl. Nếu từ She trong câu trên được nhấn mạnh thì hàm ý của người nói là cô ấy chứ không phải là ai khác là một cô gái xinh đẹp. Nhưng nếu từ beautiful được nhấn mạnh thì hàm ý của người nói lại muốn nhấn mạnh vẻ đẹp của cô gái.
Ngoài ra, ta cũng nên chú ý tới tiết tấu bởi nó giúp ta đọc các câu tiếng Anh một cách trôi chảy, không tốn nhiều hơi sức, còn ngữ điệu sẽ giúp làm tăng giá trị biểu cảm cho lời nói.
Với một số gợi ý trên hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho những khó khăn khi học tiếng Anh của mình. Chúc các bạn thành công!

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh.
Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 
3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.
4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp quốc tế.
6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake, vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after , vv...
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way, vv...
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue, vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003, vv…..
7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học ngành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

Tôi đã áp dụng 1 trong 7 kinh nghiệm học tập trên đây và thấy hiệu quả. Mình hi vọng bạn cũng sẽ thành công và cải thiện vốn tiếng Anh của mình bằng cách áp dụng những kinh nghiệm này. Chúc các bạn thành công!

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Đọc, hiểu và sử dụng tiếng Anh thành thạo (Phần 2)

Liệu chỉ cần nghe CD, Mp3 hay xem TV là bạn đã có thể cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh? Mình xin giới thiệu một cách luyện phát âm qua việc đọc tiếng Anh, một cách học vừa đơn giản mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
Để rèn cách phát âm qua luyện đọc, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước thứ nhất, chọn một đoạn văn và đọc to thành lời;
Bước thứ hai, chọn một đoạn văn và tìm trọng âm của từng từ, ngữ điệu của từng câu trong đoạn. Việc này giúp cho bạn có thể đọc tự nhiên hơn và tất nhiên phát âm cũng sẽ chính xác hơn.
Bước thứ ba, chọn một vài câu trong nguồn tài liệu đọc của bạn và đánh dấu những từ bao hàm nội dung (content words). Đọc những câu bạn vừa chọn, chú trọng vào trọng âm của những từ bao hàm nội dung, trong khi đó đọc lướt nhanh qua những từ vựng cấu trúc (structure words).
Bước thứ tư, khi bạn cảm thấy đọc từng đoạn đơn lẻ đã lưu loát, hãy đọc trọn vẹn một trang tài liệu bằng cách cứ đọc một đoạn to thành tiếng lại đọc một đoạn thầm trong đầu.
Bước thứ năm, hãy chọn một vài câu truyện hoặc thơ của thiếu nhi để luyện tập. Chúng sẽ giúp bạn phát âm theo ngữ điệu chính xác hơn.
Bước thứ sáu, đọc một câu chuyện ngắn hay một vài đoạn của một trang tài liệu cho một người khác cũng học tiếng Anh nghe và sau đó nghe bạn đó đọc lại. So sánh sự khác nhau giữa cách đọc của hai người sau đó cùng thảo luận để tìm ra nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Bước thứ bảy, hãy chọn một đoạn văn bản, một bài báo ngắn hay một mẩu truyện trên báo với những từ vựng mới cập nhật. Sử dụng những từ điển cập nhật nhất để tìm ra cách phát âm chính xác cho những từ đó (ví dụ: từ điển Babylon - Babylon dictionary).
Cuối cùng, hãy luyện tập đọc một vở kịch với một vài người bạn. Mỗi người đóng một vai trong vở kịch đó. Hãy bắt đầu với những cảnh ngắn, và khi đã cảm thấy lưu loát hơn, các bạn có thể luyện những cảnh dài hơn của vở kịch.
Khi vận dụng cách học này, bạn vừa có thể luyện tập kỹ năng đọc, vừa có thể cải thiện khả năng phát âm của mình. Bạn hãy tìm những nguồn tài liệu về những vấn đề bạn quan tâm để biến thời gian học tập của bạn thành thời gian tìm hiểu kiến thức thú vị. 

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 

Đọc, hiểu và sử dụng tiếng Anh thành thạo (Phần 1)

Đọc tiếng Anh là một trong những cách thức giúp cải thiện và nâng cao tiếng Anh, mình xin giới thiệu một số phương pháp đọc hiểu nhằm phát triển kĩ năng khác trong tiếng Anh như: nghe, nói, viết, giao tiếp…

Phần 1: Đọc tiếng Anh giúp phát triển kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Bạn có biết rằng việc đọc tiếng Anh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình? Dưới đây là một số cách phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua kỹ năng đọc.
Thứ nhất, bạn hãy chọn một bài báo hay một mẩu truyện ngắn để cùng đọc với bạn của mình, sau đó cùng thảo luận về nội dung của bài báo hay mẩu chuyện đó.
Thứ hai, hoặc bạn cũng có thể chọn một bài báo hay mẩu truyện ngắn để đọc cùng bạn của mình, sau đó mỗi người hãy đặt khoảng năm câu hỏi về nội dung của bài báo hay mẩu truyện vừa đọc. Việc đối chiếu câu hỏi và đáp án sẽ giúp bạn rèn luyện trí nhớ và củng cố thông tin trong bài đọc.
Thứ ba, bạn hãy đọc những bài báo có liên quan về một vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Sau đó hãy đưa ra những lý lẽ dựa vào những gì đã đọc được để phát triển buổi thảo luận trên lớp về vấn đề đó.
Thứ tư, hãy cùng những người bạn của mình đọc một vở kịch ngắn. Mỗi người hãy đóng vai một nhân vật trong vở kịch và tiếp tục phát triển cuộc đối thoại trong vở kịch vừa đọc, sau đó hãy thảo luận về nội dung vở kịch đó.
Thứ năm, luyện đọc những đoạn hội thoại. Mỗi khi bạn luyện tập viết đoạn, hãy đóng vai các nhân vật trong bài hội thoại đã đọc và viết tiếp những đoạn hội thoại khác.
Cuối cùng, luyện đọc những bài tiểu sử ngắn. Hãy cùng một người bạn của mình đóng vai người nổi tiếng và người đi phỏng vấn để hình thành bài hội thoại (dựa vào nội dung bài tiểu sử về người nổi tiếng mà bạn và bạn học vừa đọc).
Những cách trên thật đơn giản và thú vị phải không? Bạn hãy cùng bạn học của mình thực hành ngay nhé! Sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu bạn có một người bạn học cùng chí hướng và sở thích học tiếng Anh với mình.


8 cách học từ mới hiệu quả

Có thể bạn đã thử một vài cách nâng cao vốn từ tiếng Anh nhưng vẫn hài lòng. Và liệu cách mà bạn chọn đã thực sự phù hợp với mục tiêu học tập cá nhân chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo 8 cách thức dưới đây:

1- Học từ vựng theo mô hình cây

Hệ thống cây từ vựng giúp cho người học xây dựng được ngữ cảnh. Khi bạn vẽ được một sơ đồ cây từ vựng bạn sẽ dễ dàng liên tưởng đến hệ thống nhóm từ liên quan. Chẳng hạn khi bạn nghĩ đến đồ bếp bạn sẽ liên tưởng luôn đến: dao (knife), dĩa (fork), đĩa (dishes), bát (cup)…những tổng quan về từ vựng theo mô hình cây này sẽ giúp bạn học từ một cách có hệ thống hơn. Hãy xem ví dụ minh họa dưới đây:

2- Tạo chủ đề từ vựng

Tạo một danh sách các chủ đề về từ vựng bao gồm từ vựng, nghĩa của từ, ví dụ minh họa cho từng cách dùng trong mỗi tình huống, ngữ cảnh cụ thể.

3- Sử dụng công nghệ để hỗ trợ

Xem VCD, DVD cũng là một cách tốt để hiểu cách diễn đạt của người bản ngữ. Bạn nên chọn các đoạn phim hay, ấn tượng có phụ đề tiếng Anh hỗ trợ, như thế bạn có thể rõ nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh giao tiếp.

4- Học nhóm từ chuyên biệt

Thay vì chọn học cả một loạt những từ mới chẳng liên quan gì đến nhau bạn nên chọn học từ theo nhóm/chủ điểm/lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể phân loại từ vựng dành cho học tập, công việc, sở thích… để tiện sử dụng khi cần thiết. Việc bạn thống kê, phân loại sẽ giúp học tập khoa học hơn đặc biệt là với các nhóm từ chuyên ngành.

5- Xây dựng bảng cấu trúc từ

Cấu trúc từ vựng và một trong những chìa khóa để thành công trong học tiếng Anh. Các bài thi nâng cao như TOEICTOEFL, CAE and Proficiency đều sử dụng phần kiểm tra cấu trúc từ. Hãy lập các bảng cấu trúc từ, từ loại theo tứ tự ABC để tiện cho tra cứu và hệ thống hóa các từ phái sinh như danh từ chung, danh từ riêng, động từ …

6- Sử dụng từ điển trực quan

“A picture is worth a thousand words” (Một bức tranh bằng vạn lời nói), học từ vựng cũng thế, nếu có thể diễn đạt từ vựng bằng hình ảnh bạn sẽ nhớ lâu và dễ dàng liên tưởng khi sử dụng.

7- Học cụm từ/từ liên kết

Cụm từ tiếng Anh thường là sự liên kết cố định giữa các từ và mang một ý nghĩa cụ thể nào đó ví dụ: do your homework (làm bài tập), go fishing (câu cá), play football (đá bóng)…do đó khi học từ vựng chúng ta không thể bỏ qua các cụm từ liên kết này. Cách tốt nhất là chúng ta liệt kê và học thuộc lòng.

8- Sử dụng phần mềm lọc từ

Hệ thống phần mềm lọc từ là một kho sao lục dữ liệu khổng lồ (với hơn 100 triệu tình huống sử dụng từ vựng tiếng Anh trong cả văn nói và viết). Phần mềm này giúp bạn thống kê tần suất sử dụng một từ tiếng Anh nào đó trong các văn bản khác nhau. Nếu bạn cần còn đắn đo và cần tham khảo về cách sử dụng một từ vựng nào đó vậy sao bạn không thử click:http://www.natcorp.ox.ac.uk/(Phần mềm miễn phí: The British National Corpus). Đơn giản hơn bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Wikipedia… và tự so sánh các kết quả tìm kiếm.

Bạn sẽ thành công với việc học từ vựng hơn nếu mỗi khi học một từ mới nào đó bạn đặt nó vào trong một ngữ cảnh hoặc một vài câu cụ thể còn khi đọc tiếng Anh luôn mang theo một (vài) mẩu giấy để chú thích từ mới.

Chúc bạn thành công!

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Phương pháp học tiếng Anh như thế nào cho có hiệu quả?

Tại sao chúng ta phải quan tâm đến phương pháp học? Đối với những bạn chưa từng học tiếng Anh, đây là câu hỏi cần phải có lời giải đáp một cách nghiêm túc và khoa học.

Học tiếng Anh cũng như học các môn khoa học trừu tượng khác, bạn cùng cần phải tư duy, lôgíc, lập luận. Chỉ khác một điều là khi học ngoại ngữ, bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì hơn và đặc biệt là phải có thủ thuật. Thông thường thì kiến thức khởi điểm và điều kiện học tập của mọi người không giống nhau nên không có phương pháp nào là hoàn thiện cho tất cả mọi người cả. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề cơ bản nhất và chung nhất về phương pháp học ngoại ngữ.

MỘT SỐ ĐIỀU CƠ BẢN BẠN NÊN BIẾT

Theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ là một hệ thống thói quen. Vậy muốn có thói quen thì phải có thời gian. Theo công thức 7 ± 2 của Miller G.A (Mỹ), tại một điểm tức thời bộ óc con người bình thường chỉ tiếp nhận được khoảng 7 đơn vị thông tin vào trí nhớ ngắn hạn, những thông tin này muốn được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn hoặc trí nhớ vĩnh viễn cần phải trải qua giai đoạn tập luyện. Học ngoại ngữ không nên nóng vội, bạn phải biết kiên nhẫn và siêng năng thì mới có hiệu quả. Bên cạnh việc thường xuyên học tập và rèn luyện, bạn cũng cần phải có phương pháp học phù hợp với bản thân.
Các thủ thuật trước khi học.
Trước khi quyết định học ngoại ngữ, bạn phải xác định mục tiêu học tập của mình. Bạn muốn trình độ của mình đạt được đến đâu? Thời gian định học trong bao lâu?

Phương pháp học như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu trong thời gian ngắn nhất?
Hãy kết thúc khóa học của mình theo trình tự liên tục và trọn vẹn. Nếu bạn thấy trình độ bạn vừa học chưa vững thì nên học lại trước khi theo học trình độ tiếp theo. Hai khóa học cơ bản Elementary và Pre-Intermediate đặc biệt quan trọng, là nền móng cho các cấp độ sau này. Khi không có nhu cầu học cấp tốc, bạn nên chọn giải pháp kéo dài khóa học hơn là học dồn dập rồi kết thúc (3 buổi một tuần học trong 2 năm tốt hơn 6 buổi một tuần học trong 1 năm)
Hiện nay chúng ta đang dạy và học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp. Học viên không chuyên nên chọn lớp áp dụng triệt để quan điểm này. Không nên đi quá sâu vào ngữ pháp, vào hình thức ngôn ngữ, mà phải lấy tính giao tiếp (thông tin)làm chủ đạo. Chọn giáo trình phù hợp mang tính giao tiếp cao.
Trước khi học tiếng Anh chuyên ngành, phải học tiếng Anh tổng quát để đạt đến trình độ Intermediate.Nên tận dụng băng video, cassette, đèn chiếu, hệ đa phương tiện trong học tập và giảng dạy. Chúc các bạn có thể tìm cho mình một phương pháp học hiệu quả.
Hi vọng với một vài bước cơ bản trước khi bắt đầu học tiếng Anh, các bạn có thể tìm cho mình một phương pháp học hiệu quả và phù hợp nhất cho mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 

Cải thiện tiếng Anh của bạn như thế nào?

Học tiếng Anh (hay bất cứ một ngôn ngữ nào đi nữa) cũng cần có một quá trình. Tiếng Anh của bạn cùng với thời gian sẽ được cải thiện tuy nhiên để thực sự hiệu quả thì chúng ta cần có chiến lược học tập phù hợp.
Vậy chiến lược này yêu cầu điều gì?

1. 
Trước hết, chúng ta phải đồng ý rằng học một ngôn ngữ là cả một quá trình công phu cần thực hiện từng bước, cái gọi là “siêu tốc” khó mà giúp bạn tốt hơn được.
2. Cần xác định rõ mục tiêu học tập
 ngay từ khi bắt đầu: Bạn cần học gì và vì sao?

3. Tạo thành một thói quen. 
Cố gắng mỗi ngày học hỏi được một vài điều gì đó mới mẻ. Mỗi ngày dành 10 phút để học tập (có thể là luyện đọc hoặc nghe bản tin, luyện âm…) sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc dành liên tục 2 tiếng 1 tuần chỉ để học tiếng Anh.

4. Cần ghi nhớ đó là: Tạo thói quen học tập. 
Nếu bạn dành ra mỗi ngày 10 phút để học, rõ ràng tiếng Anh đã “ăn sâu bám rễ” vào tâm trí bạn. Còn nếu cả tuần mới học một buổi rõ ràng tiếng Anh với bạn sẽ chỉ là “câu chuyện thoáng qua”.

5. Chọn tài liệu học tập thật tốt.
 Dĩ nhiên, bạn sẽ cần đủ bộ tài liệu cho Nghe – Nói – Đọc – Viết và đừng quên các tài liệu để nâng cao ngữ pháp thực hành.

6. Đa dạng nội dung học tập hàng ngày.
 
Mỗi ngày học một kĩ năng khác nhau để đảm bảo rằng kĩ năng này sẽ bổ trợ cho kĩ năng kia và ngược lại. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần giỏi ngữ pháp là bạn làm được mọi chuyện.

7. Tìm kiếm bạn bè/đồng nghiệp để luyện nói tiếng Anh thường xuyên.
 Cùng nhau thực hành nói sẽ thú vị hơn nhiều nhiều so với việc “lọ mọ” một mình. 


8. Chọn các tài liệu để luyện Nghe và Nói
 
đúng các chủ đề, chủ điểm mà bạn quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn hứng thú học tập và tăng hiệu quả.

9. Ngữ pháp là để thực hành. 
Bản thân ngữ pháp thuần túy chẳng giúp bạn nhiều trong việc sử dụng ngôn ngữ nhưng nếu bạn đặt nó trong các tình huống thực hành bạn sẽ thấy ngữ pháp thật đắc dụng.

10. Vận động cơ miệng đúng cách.
 Chúng ta đều hiểu rằng nói tiếng Anh không đơn giản chỉ là làm rung cơ miệng để tạo âm thanh. Hãy thực hành luyện nói bằng việc nhắc lại, bật hơi và tạo âm thanh vừa đủ để có thể tự đánh giá. Việc này xem ra có vẻ hơi kì lạ nhưng nó lại vô cùng hiệu quả.

11. Kiên nhẫn với bản thân.
 
Cần nhắc lại, học tập là cả một quá trình, sử dụng thành thạo một ngôn ngữ cần có đủ thời gian chúng ta chẳng phải là cỗ máy tính để có thể dễ dàng tắt/mở bất cứ lúc nào.

12. Tăng cường giao tiếp.
 Chẳng có ngôn ngữ nào lại dễ thực hành và dễ giao tiếp như tiếng Anh. Chỉ cần ngữ pháp tạm ổn với chút ít vốn từ vựng ghép thành câu chúng ta có thể giao tiếp được với hơn 1/5 dân số toàn thế giới. Vậy thi hãy lựa chọn và bắt đầu càng sớm càng tốt. Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 















Những phương pháp học tiếng Anh hiệu nghiệm nhất!

Chắc hẳn các bạn đều biết tầm quan trọng của việc học tiếng Anh? Vậy bạn đã tìm ra phương pháp học tập hiệu nghiệm nhất để đạt được kết quả tốt nhất chưa? Trong chuyện mục phương pháp học tập hôm nay, mình xin chia sẻ một số phương pháp học tiếng Anh "siêu" hiệu quả
Trước hết, mời các bạn cùng mình phân biệt sự khác nhau giữa “effective” (hữu hiệu) và “efficient” (hiệu nghiệm). Giả sử, nếu bạn phải đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ chọn loại phương tiện nào? Bạn có thể đi bộ, chạy, đi xe đạp, xe máy, ô tô, bạn cũng có thể đi tàu hỏa, hoặc máy bay. Tất cả các phương tiện đó đều effective, tức là cuối cùng bạn cũng có thể vào được thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng với phương tiện nào bạn sẽ mất ít thời gian và năng lượng nhất? Chắc hẳn các bạn đều chọn máy bay chứ? Chính cái đó được gọi là efficient. Tương tự, việc học ngoại ngữ cũng vậy, bạn cũng nên tìm ra cách thức học tập efficiently – một cách có khoa học, không mất nhiều thời gian và năng lực mà vẫn đạt effectiveness.

Việc học tiếng Anh có thể chia làm hai lĩnh vực: tiếp nhận ngôn ngữ (input) và sản sinh ngôn ngữ (output). Input bao gồm kĩ năng đọc và nghe trong khi đó output gồm nói và viết. Rõ ràng là để có được output chất lượng tốt thì trước hết chất lượng của input phải tốt. Và khi chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ càng nhiều thì chúng ta cũng có thể sản sinh ra ngôn ngữ càng lớn.
Tất cả những người học tiếng Anh trước hết nên có thái độ học tập nghiêm túc và coi đó như là một việc làm cấp bách. Nói như vậy nghĩa là bạn phải học để đạt hiệu quả nhưng quan trọng hơn là phương pháp học hữu nghiệm. Mình xin gợi ý một vài phương pháp sau đây:

INPUT

Reading

Bạn nên học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày. Để thuận tiện cho việc ghi nhớ, bạn có thể dùng những mẩu giấy nhỏ, một mặt để ghi từ vựng, mặt sau ghi nghĩa của từ. Giữ những mẩu giấy đó trong một cái hộp và ôn tập chúng thường xuyên bằng cách đọc từ và đưa ra định nghĩa.
Thử tượng xem, nếu bạn học 5 từ một ngày, trong 1 năm bạn học được 1.825 từ. Như vậy là trong một vài năm, bạn có thể có 5000 đến 6000 từ, vốn từ vựng đủ phong phú để hiểu hết nghĩa của từ trong văn phong viết của tiếng Anh.
-

Listening
Để luyện kĩ năng nghe, bạn nên nghe tiếng Anh qua đài. Không có cách nào học hữu nghiệm hơn bằng việc nghe tiếng Anh qua đài bởi sự phong phú của từ vựng. Tại sao lại không học nghe qua việc xem ti vi? Lí do nằm ở chỗ ti vi luôn có hình ảnh, vì vậy sẽ làm cho người học khó tập trung, bị hình ảnh phân tán khi nghe.
Bạn cũng nên nhớ rằng, khi chúng ta càng nghe lặp đi lặp lại một từ nào đó thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ sử dụng từ đó hơn. Vì vậy, bí quyết cho kĩ năng nghe là nghe nhiều lần và thường xuyên. Bạn có thể nghe ngay cả khi lái xe, đi dạo, nấu cơm, ăn uống, thay quần áo. Ngôn ngữ sẽ tự ghi nhớ vào bộ não của bạn lúc nào bạn cũng không hay đó! Nếu có thể, hãy coi việc nghe radio là việc làm cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ và điều đầu tiên trước khi đi bắt đầu ngày mới bạn nhé!

OUTPUT
Writing
Hãy sắm lấy một quyển sổ và viết ít nhất 500 từ một ngày. Bạn có biết rằng, nếu bạn viết hàng ngày, bạn sẽ củng cố được mọi thứ bạn đã học. Thêm vào đó, việc viết ra bắt buộc bạn phải suy nghĩ sao cho chính xác, đúng cấu trúc ngữ pháp. Quá trình tập trung cao độ này sẽ giúp bạn sắp xếp thông tin theo trật tự đã có trong tiềm thức. Bạn hãy viết về bất cứ cái gì bạn muốn viết, và bạn cũng đừng quên sử dụng những từ mới và cấu trúc ngữ pháp đa dạng nhé!

Speaking

Một lời khuyên bổ ích cho việc đọc là hãy đọc to (Read aloud!). Đọc to giúp bạn luyện nói tiếng Anh một cách hoàn hảo. Hãy nên nhớ là “văn ôn võ luyện.” Bạn có thể lấy mẫu một đoạn hội thoại nào đó rồi đọc to lên. Bằng việc đọc to, chúng ta không chỉ nói đúng ngữ pháp mà còn áp dụng được rất nhiều từ mới. Hãy nhớ rằng nếu bạn cứ nói sai thì lỗi sẽ lặp đi lặp lại. Điều này không chỉ đúng với người học ngoại ngữ mà ngay cả người bản địa cũng vậy. Nếu lỗi sai lặp lại liên tục nó sẽ thành lối mòn và rất khó để bạn sửa chữa chúng.
Bạn hãy thử kiểm nghiệm phương pháp học tập 4 kĩ năng tiếng Anh trên trong vòng 1 tháng xem nhé! Mình tin chắc rằng bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự tiến bộ của mình đó. Chúc các bạn học tốt.

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em 

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

31 từ đẹp nhất trong tiếng Anh

Theo một tín ngưỡng xa xưa nào đó, chức năng của ngôn ngữ ban đầu bao gồm cả việc tương thông, liên kết với các vị thần cai quản thời gian, vì người ta tin rằng, ngôn ngữ có thể được lắng nghe bởi các vị thần.


Bạn biết không, 31 từ đẹp nhất này do Hội đồng Anh (Bristish Council) tuyển chọn, và theo 1 tín ngưỡng xa xưa nào đó, chức năng của ngôn ngữ ban đầu bao gồm cả việc tương thông, liên kết với các vị thần cai quản thời gian, vì người ta tin rằng, ngôn ngữ có thể được lắng nghe bởi các vị thần.


Do vậy, người ta đã chia 31 từ này cho 31 ngày trong 1 tháng, cùng 12 từ quan trọng đầu tiên cho 12 tháng để mong được may mắn suốt năm.


1. mother: người mẹ, tình mẫu tử

2. passion: tình cảm, cảm xúc

3. smile: nụ cười thân thiện

4. love: tình yêu

5. eternity: sự bất diệt, vĩnh cửu

6. fantastic: xuất sắc, tuyệt vời

7. destiny: số phận, định mệnh

8. freedom: sự tự do

9. liberty: quyền tự do

10. tranquility: sự bình yên

11. peace: sự hoà bình

12. blossom: sự hứa hẹn, triển vọng

13. sunshine: ánh nắng, sự hân hoan

14. sweetheart: người yêu dấu

15. gorgeous: lộng lẫy, huy hoàng

16. cherish: yêu thương

17. enthusiasm: sự hăng hái, nhiệt tình

18. hope: sự hy vọng

19. grace: sự duyên dáng

20. rainbow: cầu vồng, sự may mắn

21. blue: màu thiên thanh

22. sunflower: hoa hướng dương

23. twinkle: sự long lanh

24. serendipity: sự tình cờ, may mắn

25. bliss: niềm vui sướng vô bờ

26. lullaby: bài hát ru con, sự dỗ dành

27. sophisticated: sự tinh vi

28. renaissance: sự phục hưng

29. cute: xinh xắn đáng yêu

30. cosy: ấm cúng

31. butterfly: bươm bướm, sự kiêu sa


Chúng ta có thể căn cứ vào 31 từ này để làm 1 bài bói vui nhé, bạn hãy lấy ngày sinh nhật của mình và tra với bảng trên, theo quy tắc 31 từ là 31 ngày và 12 từ đầu tiên là tháng. Sinh nhật của bạn nói lên điều gì nào?

Tags: tiếng anh giao tiếp, học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh trẻ em